Viết blog dùng Blogger hay WordPress hiệu quả hơn?

Bạn có thể tạo blog cá nhân trên rất nhiều nền tảng khác nhau, có miễn phí và trả phí. Tùy vào mục đích viết blog để chia sẻ hay để kiếm tiền mà bạn chọn nền tảng phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích hai nền tảng thông dụng nhất được nhiều người sử dụng khi viết blog – Blogger và WordPress. Mỗi nền tảng đều có những ưu nhược điểm riêng biệt đáp ứng từng mục đích viết blog khác nhau. Dựa vào đó bạn có thể phân tích được thế mạnh của bản thân và chọn nền tảng viết blog phù hợp nhất.

So sánh giữa Blogger và WordPress

Hai cách thông dụng nhất để tạo blog là thông qua Blogger và WordPress. Khi thử cả hai nền tảng tuyệt vời này, bạn sẽ bối rối không biết nền tảng blog nào vượt trội hơn – WordPress hay Blogger? Vâng, cả hai đều là những hệ thống viết blog tuyệt vời được dùng rộng rãi trên toàn thế giới và nếu bạn là người mới bắt đầu cố gắng khám phá nền tảng thành công giữa chúng để chạy blog. Bạn có thể tự hỏi và chờ đợi câu trả lời là công cụ nào là tốt nhất dành cho bạn.

Blogger và WordPress nền tảng nào tốt hơn? Cái nào tối ưu SEO tốt hơn? Cái nào dễ tùy biết hơn?… và khá nhiều câu hỏi khác được nhiều người đưa ra. Blogger và WordPress là 2 nền tảng blog khá phổ biến. Cả hai nền tảng có ưu điểm và nhược khác nhau. Giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem chúng có ưu và nhược điểm gì nhé!

Ưu nhược điểm khi sử dụng Blogger/Blogspot

Ưu nhược điểm khi sử dụng Blogger
Blogger tích hợp cho những người có chi phí thấp, kinh doanh nhỏ

Những điểm mạnh nổi trội

  • Hosting miễn phí: Đây là điều tuyệt vời nhất khi bạn chọn Blogger, bạn sẽ được sử dụng host miễn phí và cực kỳ mạnh mẽ từ Google. Nhờ thế bạn không phải lo nghĩ gì về lỗi, hay các vấn đề khác như DDOS…
  • Đảm bảo an toàn bảo mật: Vì đây thuộc sở hữu của Google không ai có thể hack tài khoản blogger của bạn dễ dàng được.
  • Giao diện: Giao diện của Blogger thì rất nhiều, bạn có thể tha hồ lựa chọn các template hợp với ý của bạn. Blogger có bảng điều khiển đơn giản thân thiện với những ai không rành về IT.
  • Sản phẩm khác của Google được tích hợp: Một trong những lợi thế lớn khi sử dụng sản phẩm của Google là bạn có thể dễ dàng sử dụng sản phẩm khác của Google với một tài khoản gmail. Bạn có thể dễ dàng truy cập và tích hợp YouTube, Google Webmaster Tools, Google Analytics, Google Plus và nhiều hơn nữa.

Những điểm yếu

  • Phụ thuộc: Nếu blog của bạn có bài viết hay hình ảnh vi phạm nội quy. Thì họ có thể xóa blog của bạn mà không cần báo trước. Đây là điều bất lợi nhất khi sử dụng Blogger. Nếu tuân thủ các quy định của Google thì bạn hãy chọn nền tảng này.
  • Hỗ trợ SEO kém.
  • Ngoài file hình ảnh ra thì bạn không thể upload bất cứ file gì lên host được.
  • Giới hạn blog: Bạn chỉ có thể có 100 blog cho mỗi tài khoản.
  • Giới hạn kích thước cho trang: Blogger cho phép các trang web có dung lượng dưới 1 MB như trang chủ, trang lưu trữ,… Nếu trang được hơn 1 MB, bạn sẽ nhận được lỗi “006”.
  • Tối đa 100 thành viên viết bài trên mỗi blog.
  • Nền tảng WordPress: Đây là một hệ thống CMS sử dụng nhiều nhất trên thế giới với nhiều ưu điểm vượt trội.

Những ưu nhược điểm khi sử dụng WordPress

WordPress phù hợp những người am hiểu code
WordPress phù hợp những người am hiểu code, kinh doanh chuyên nghiệp

Những điểm mạnh

  • Mã nguồn mở, bạn có thể tùy chỉnh theo ý muốn.
  • Hỗ trợ SEO cực kỳ tốt.
  • Rất nhiều plugin miễn phí có giá trị, có thể làm một website chuyên nghiệp.
  • Số lượng template free được chia sẻ cũng rất lớn cho bạn tha hồ chọn lựa.
  • Thiết kế chuyên nghiệp.
  • Full Control: Bạn có toàn quyền kiểm soát blog, tập tin và thư mục của bạn mà bạn có trên trang web hoặc blog của bạn.
  • Số lượng thành viên trên blog không hạn chế.

Những điểm hạn chế

  • Chi phí đầu tư cho hosting cao: Bạn phải đầu tư hosting và chi phí bảo trì khá cao.
  • Cần phải cài đặt, tạo database ban đầu.
  • Cần phải có kỹ năng lập trình để có thể chỉnh sửa template.
  • Dễ bị tấn công bởi hacker.

Lời khuyên

Qua bài viết chắc bạn cũng hiểu hơn về 2 nền tảng này rồi chứ nhỉ. Theo ý tóm kết bài viết là nếu bạn không giỏi về code, nguồn tài chính hạn hẹp và không có dự định phát triển đầu tư mạnh, mục đích chỉ muốn tạo blog nho nhỏ thôi thì hãy chọn Blogger. Và ngược lại bạn am hiểu về code, nhiều vốn có định chiến lược đầu tư kinh doanh thì hãy chọn WordPress. Chúc bạn chọn được nền tảng ưng ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)