Thủ thuật tối ưu hóa Sitemaps XML thân thiện với SEO

Sitemaps XML là một trong những khái niệm cơ bản cần nắm khi thực hành SEO. Trong quá trình SEO, bạn phải cung cấp cho Google các tín hiệu đúng để nó có thể lập chỉ mục trang web của bạn một cách tốt nhất. Sitemaps XML là một trong những tín hiệu có thể giúp việc lập chỉ mục nhanh hơn và tăng thứ hạng cho trang web. Do đó, việc có một Sơ đồ XML hợp lệ để các công cụ tìm kiếm có thể đọc được là điều quan trọng đối với SEO. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thủ thuật tối ưu hóa Sitemaps XML giúp cải thiện cho Website của bạn hiệu quả.

Sitemaps XML là gì?

Sơ đồ trang web (Sitemaps) là phương tiện để quản trị viên của Website đó thông báo cho các công cụ tìm kiếm về các nội dung có sẵn trên web nhằm mục đích giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin. Sitemaps bao gồm những tệp file XML liệt kê tất cả những đường dẫn (URL) có trong Website cùng với siêu dữ liệu bổ sung cho mỗi đường dẫn đó.

Ví dụ như:

  • Bài viết được cập nhật lần cuối khi nào ?
  • Mức độ thay đổi thường xuyên của nội dung ?
  • Độ quan trọng của nội dung này với nội dung khác?

Điều này sẽ công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google) có thể thu thập và xử lý thông tin 1 cách thông minh và chính xác hơn.

Tại sao cần tối ưu hóa Sitemaps XML?

Tối ưu hóa Sitemaps XML
Tại sao Sitemaps XML cần được tối ưu?
  • Đối với các trang web có nhiều trang, một sơ đồ trang web giúp công cụ tìm kiếm khám phá các trang mới hoặc có cập nhật thêm nội dung mới ở các trang cũ.
  • Đối với các trang web không sử dụng liên kết nội bộ tốt, sơ đồ trang web là một cách tuyệt vời để cung cấp thông tin cho trình thu thập thông tin về trang web của bạn.
  • Đối với các trang web mới không có nhiều liên kết, một sơ đồ trang web sẽ phục vụ như một công cụ khám phá bao quát cả trang web đó.

Tối ưu hóa Sitemaps XML như thế nào?

Tạo Sitemaps tự động

Hãy tiết kiệm thời gian và tối ưu dễ dàng cho việc tạo sơ đồ web tự động bằng việc sử dụng các công cụ như:

  • Built-in XML Sitemaps generator.
  • Google XML Sitemaps.
  • Tạo sơ đồ web cấu trúc XML.

Khai báo Sitemaps đến Google

Bằng cách Crawl > Sitemaps > Add Test Sitemap để đưa sơ đồ của bạn tới google. Lưu ý rằng, Sitemaps của bạn có thể không được Google index nhưng vẫn nên chọn trang chất lượng cao để gửi bởi:

  • Bạn sẽ làm cho bot có thể hiểu được về các đường đi và cấu trúc của web.
  • Bạn sẽ rút được kinh nghiệm cho những lỗi đã mắc phải.

Ưu tiên các trang quan trọng

Bởi bạn cũng là một khách hàng, bạn luôn muốn tìm tới các trang chất lượng cao chứ không muốn tìm kiếm các trang chất lượng thấp. Hãy chú tâm tới các trang được đánh giá là chất lượng:

  • Được tối ưu cao.
  • Nội dung hình ảnh chất lượng phong phú.
  • Đánh giá nhận xét tích cực.

Cô lập các chỉ mục bị lỗi

Google Search Console không thể giúp bạn lập chỉ mục cho tất cả trang web. Cũng như gửi thông báo cụ thể cho bạn khi trang có lỗi. Tình trạng này thường gặp ở những Website thương mại điện tử, vì có nhiều trang với sản phẩm tương đồng. Trường hợp này, bạn nên cô lập các trang có vấn đề, để giúp tối ưu file Sitemaps tốt hơn.

Cô lập các trang index bị lỗi
Bạn nên cô lập các trang có vấn đề, để tối ưu hóa Sitemaps XML tốt hơn

Bạn nên cô lập từng chỉ mục cụ thể tránh việc gửi đi index quá nhiều nhưng Google chỉ xác nhận cho bạn một số trang. Đừng quên, gắn tag các trang không được index này thành “noindex” để không giảm chất lượng trang nhé!

Giữ phiên bản Canonical URLs trong Sitemaps

Nếu Website có nhiều trang tương đồng, nên gắn tag ‘link rel=canonical’ để Googlebot xác định rõ trang nào là trang “chính” bạn muốn index. Cài đặt bản Canonical trong Sitemaps sẽ giúp các bot tìm kiếm trang chính nhanh hơn để có thể crawl và lập chỉ mục dễ dàng.

Sử dụng thẻ Meta Robot trên Robots.txt

Bạn nên ngăn chặn Googlebot cập nhập thông tin và lập chỉ mục cho trang phụ có thể không quan trọng. Thông thường, chúng ta sẽ dùng thẻ Meta Robot “noindex, Follow” để ngăn Googlebot không index những trang web này. Nếu bạn đã cạn kiệt ngân sách crawl thông tin, hãy sử dụng Robots.txt để chặn các trang.

Không cho “URL noindex” vào Sitemaps

Nếu bạn không muốn Googlebot crawl và index một URL bất kỳ, hãy bỏ ra khỏi Sitemaps. Google có thể sẽ chỉ lập chỉ mục cho những trang này mà sẽ không lập chỉ mục cho những trang khác. Do đó, chỉ nên đặt những URL nào bạn muốn index vào Sitemaps.

Cập nhật ngay khi trang có thay đổi quan trọng

Sẽ có nhiều bạn bỏ qua cách tối ưu file Sitemap.xml cực kỳ đơn giản nhưng rất hiệu quả. Đừng đánh lừa các công cụ tìm kiếm index lại những trang với “mẹo” cập nhật thời gian sửa đổi. Điều này không mang lại lợi ích gì cho Website cũng như SEO nếu các bot phát hiện.

Dùng XML Sitemaps & RSS/Atom

RSS/Atom Feeds là một dạng XML – tạo ra kênh tóm tắt thông tin Website. Sử dụng RSS/Atom với nhiệm vụ báo cáo với các công cụ tìm kiếm rằng bạn đã vừa đăng tải một nội dung nào đó trên web. Google luôn muốn bạn sử dụng những điều này để google có thể thuận tiện trong việc index.

Sử dụng RSS
Sử dụng RSS để báo cáo với công cụ tìm kiếm khi đăng tải một nội dung trên web

Đừng chú trọng vào Priority

Một vài Sitemap sẽ có thêm cột Priority (cài đặt ưu tiên). Có vai trò thông báo cho các bot tìm kiếm trang nào trên Website là quan trọng nhất. Tuy nhiên, cho đến nay thì chức năng này vẫn chưa được chứng thực rõ ràng. Có người cho rằng Googlebot khi thu thập dữ liệu thì đã bỏ qua mục này.

Đừng để file Sitemaps quá nặng

Bạn cần giữ các file Sitemap Website sao cho nhẹ nhất để máy chủ không làm việc quá tải. Google cho phép mỗi Sitemap chứa tối đa 5.000 URM và kích thước tệp cũng tăng từ 10MB – 50MB. Tốt nhất, bạn nên tạo các file Sitemap với kích thước nhỏ nhất để không “đè nặng” lên máy chủ.

Trên đây là các thủ thuật tối ưu hóa Sitemaps XML thân thiện với SEO hữu ích cho trang web của bạn. Hãy áp dụng các phương pháp này để xây dựng Website ngày càng lớn mạnh và định hướng SEO một cách đúng đắn. Đừng quên chia sẻ bài viết này với bạn bè của bạn cùng tham khảo. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)