Những điều cần biết khi có ý định kinh doanh chuỗi

Kinh doanh chuỗi được coi là một loại hình kinh doanh đầy rủi ro nếu bạn không phát triển đúng cách. Bên cạnh các chuỗi cửa hàng gặt hái được nhiều thành công; chúng ta cũng chứng kiến sự thất bại của nhiều chuỗi cửa hàng. Mô hình kinh doanh này đã từng gây bão thị trường nhiều năm trở về trước. Dạo gần đây, chúng đã giảm bớt độ hot. Vì những khó khăn lớn cần vượt qua khi kinh doanh chuỗi. Thực trạng ở Việt Nam ngày nay, nguyên nhân thất bại và những yếu tố quan trọng khi kinh doanh chuỗi sẽ được đề cập trong bài viết này, hãy cùng chúng mình theo dõi nhé.

Đặc điểm của kinh doanh theo chuỗi

Đặc điểm của kinh doanh theo chuỗi
Sự sụp đổ của chuỗi cửa hàng Món Huế đã đánh hồi trống cảnh tỉnh với các nhà đầu tư

Một hệ thống kinh doanh theo chuỗi gồm từ hai hay nhiều hơn cửa hàng được sở hữu và quản lí tập trung. Với sự sắp xếp như vậy, một hệ thống thường có một trụ sở trung tâm được kết nối với hệ thống cửa hàng bán lè và/hoặc chi nhánh tọa lạc rộng khắp thị trường. Một trong những đặc điểm quan trọng của hệ thống kinh doanh theo chuỗi là kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng.

Các phần tử trong chuỗi có thể hội nhập theo chiều ngang. Nghĩa là với việc thêm một cửa hàng mới thì toàn bộ hệ thống lại tiếp cận thêm một nhóm khách hàng mới. Các phần tử trong chuỗi cũng hội nhập theo chiều dọc; thông qua việc duy trì các trung tâm phân phối. Nơi họ có thể mua từ các nhà sản xuất, dự trữ hàng hóa. Và từ đó phân phối cho các cửa hàng trong hệ thống.

Sự sụp đổ của chuỗi cửa hàng Món Huế thời gian gần đây đã đánh hồi trống cảnh tỉnh với các nhà đầu tư đã và đang có ý định kinh doanh chuỗi. Không phải cứ mở nhiều là tốt. Không thể giữ tư duy ăn xổi nếu muốn đi lâu dài trên chặng đường khắc nghiệt đòi hỏi sự kiên trì và chiến lược này.

Thực trạng tại Việt Nam

Thực trạng tại Việt Nam
Quá trình “nhân rộng” của các thương hiệu lớn, điển hình là McDonald’s vẫn tương đối chậm

Nhìn về thời gian 3-6 năm trước, kinh doanh chuỗi trỗi dậy, đạt tăng trưởng nóng. Ồ ạt các thương hiệu nội, ngoại mở mới và ra sức bao phủ thị trường. Không thể phủ nhận sự thành công của những cái tên như Zara, H&M, The Coffee House, Highland, Golden Gate, Circle K, Thai Express, King BBQ… đã tạo thêm động lực và niềm tin vào việc mở chuỗi.

Tuy nhiên đúng như con dao hai lưỡi. Chuỗi kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ hấp dẫn nhà đầu tư. Nhưng cũng có thể phá hủy mọi nỗ lực cố gắng của cả thương hiệu; khi vấp phải một sai lầm trong chuỗi. Điển hình cho sự thất bại này có thể kể tới như Gloria Jeans Coffee; cơm tấm Cali, bánh xèo Ăn Là Ghiền, The KAfe hay mới đây là Món Huế – Phở Hùng,…

Ngày nay khi thị trường kinh doanh chuỗi có sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn; sức cạnh tranh lại càng khốc liệt. Khi được hỏi, đại diện của chuỗi fast-food McDonald’s nhận định rằng dù vẫn còn tiềm năng. Nhưng quá trình “nhân rộng” của các thương hiệu lớn, điển hình là McDonald’s vẫn tương đối chậm.

Nguyên nhân thất bại thường gặp của kinh doanh chuỗi

Nguyên nhân thất bại của các chuỗi kinh doanh được nhận định do lỗ hổng trong quản lý vận hành và vấn đề chi phí. Chuỗi vận hành do sự kết hợp đồng thời của 2 điều kiện tài chính và quy trình vận hành.

  • Nếu bạn có quy trình vận hành tốt, nhân sự ổn nhưng không đủ vốn; bạn sẽ không thể mở rộng, duy trì và phát triển hệ thống cửa hàng của mình.
  • Còn nếu bạn có vốn, mở nhiều chi nhánh tại những vị trí đắc địa. Nhưng không biết quản lý nguồn lực, sản phẩm không cải tiến hay thái độ phục vụ của nhân viên không tốt,… Bạn cũng không thể đi lâu dài. Chưa kể đến tính đồng nhất và chuẩn hóa trên toàn hệ thống đòi hỏi phải có sự kiểm soát tốt; nếu không muốn tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.

Các yếu tố quyết định trong kinh doanh chuỗi

Các yếu tố quyết định trong kinh doanh chuỗi
Có khả năng quản trị chuỗi bao gồm nguồn nhân lực, quy trình kiểm soát,…

Dù thị trường đang chứng kiến sự thất bại của nhiều chuỗi kinh doanh. Nhưng không vì thế mà phủ nhận Việt Nam vẫn đang là mảnh đất màu mỡ để xây dựng thương hiệu, phát triển chuỗi cửa hàng. Quá trình mở chuỗi đòi hỏi bạn phải:

  • Có kế hoạch đầu tư dài hạn từ đầu với lượng vốn chắc trong tay
  • Có khả năng quản trị chuỗi: Gồm nguồn nhân lực, phần mềm quản lý, quy trình kiểm soát
  • Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng
  • Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới để không bị bỏ lại và bị lãng quên
  • Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
  • Xây dựng, phát triển bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
  • Đảm bảo sự nhất quán ở tất cả các địa điểm kinh doanh trong chuỗi

4 tiêu chí cần quan tâm khi mở rộng chuỗi

Tùy vào năng lực nội tại mà bạn sẽ lựa chọn thời điểm mở rộng và phương thức kinh doanh chuỗi. Khi đó cần quan tâm chi tiết đến 4 tiêu chí sau:

  • Yếu tố năng lực: Xác định khối lượng bán hàng, nhịp độ tăng trưởng; thị phần, tỷ trọng, cơ cấu bán hàng, sự xâm nhập thị trường khu vực,…
  • Yếu tố về tài chính: Thực trạng các chỉ số biến động công nợ; khả năng thanh toán, nhu cầu vốn lưu động, độ quay vòng dự trữ kho,…
  • Tiêu chí hình ảnh: Xác định nhà phân phối trung gian và kênh phân phối phù hợp với quan điểm tiếp thị sản phẩm của các bên,…
  • Tiêu chí về công tác hậu cần: Xác định địa điểm đặt kho hàng; diện tích và tình trạng nhà kho, chu kỳ cung ứng; lượng hàng lưu kho tồn đọng và cách xử lý khi hàng hóa bị hỏng,…

Mở chuỗi là xu hướng tất yếu để giành được những miếng bánh ngon trong kinh doanh với mức lợi nhuận ngọt ngào. Tuy nhiên để tiếp cận được miếng bánh đó và không bị “nuốt chửng” bạn sẽ cần cẩn trọng và có bước đi đường dài, chậm mà chắc trong kinh doanh chuỗi. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)