Hướng dẫn Keyword research hiệu quả, nâng cao vị trí bài viết

Trong thế giới SEO thì chắc hẳn mọi người cũng thường nhắc đến content và backlink. Thế nhưng bạn lại dễ dàng bỏ qua một điều nhỏ nhặt thôi nhưng mà nó lại là nền tảng cho SEO. Đó chính là keyword research hay còn gọi là nghiên cứu từ khóa. Sẽ không là nói quá khi nói rằng nếu như không có các từ khóa, thì cũng sẽ không có SEO. Vậy nên trong bài viết hôm nay phần này chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu được là keyword research là gì? Nó có những cách xác định như thế nào cũng như cách sử dụng đúng nhất.

Tổng hợp những cách để xác định nhóm từ khóa

Keyword research thông qua việc xác định lĩnh vực

Theo thống kê, hiện nay có đến 4.6 triệu website nói về keyword research. Tuy nhiên, hầu hết những website này đều không đề cập đến quy trình lựa chọn và kiểm tra từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất một cách thực tế. Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn cách kiểm tra từ khóa đơn giản đảm bảo hiệu quả cao.

Điều quan trọng trước tiên khi nghiên cứu từ khóa là tìm hiểu về lĩnh vực và đối tượng khách hàng cụ thể. Từ đó, bạn có thể chọn ra được những từ khóa có khả năng lên hạng cao vừa đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng vừa thỏa mãn mục đích của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các bạn SEO bộ từ khóa vào trang nhất Google và thu về traffic cao tạo ra giá trị chuyển đổi thực tế nhanh chóng.

Keyword research thông qua việc xác định lĩnh vực
Tìm kiếm và phân tích từ khóa theo một lĩnh vực nhất định

Keyword research thông qua việc xác định parent keyword

Xác định parent keyword là bước quan trọng giúp bạn có được danh sách các từ khóa chất lượng. Đây được xem là keyword gốc làm mồi cho những tìm kiếm các từ khóa liên quan khác. Tuy nhiên để đem lại hiệu quả, khi chọn parent keyword bạn cần bám sát vào lĩnh vực, sản phẩm và người dùng mà mình hướng tới.

Keyword research thông qua kiểm tra độ khó từ khóa

Độ khó của từ khóa để có thể lên top cao trên kết quả tìm kiếm Google được thể hiện thông qua chỉ số Keyword Difficulty. Ở mỗi công cụ khác nhau, chỉ số này cũng sẽ có những khác biệt nhất định. Thực tế, độ khó của từ khóa còn phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực và kinh nghiệm SEO của bạn. Thông thường, những từ khóa càng ngắn, càng có tính bao quát thì sẽ có độ khó càng cao. Ngược lại, những từ khóa dài (>3 từ) có nội dung cụ thể thì độ khó cũng sẽ thấp hơn. Vì vậy, nếu bạn đầu tư một bài viết chất lượng cho một từ khóa dài thì khả năng đánh bại đối thủ và đứng top 1 trong trang nhất tìm kiếm là rất cao.

Phân tích từ khóa thông qua việc phân nhóm từ khóa cụ thể

Từ khóa được chia thành các nhóm cơ bản như: Buyer keyword, Information keyword, Tire Kicker keyword. Buyer keyword là khái niệm để chỉ những cụm từ người dùng sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ. Còn Information keyword (từ khóa thông tin), tức là người dùng chỉ đơn thuần tìm kiếm thông tin và không có ý định chuyển đổi. Trong khi đó, Tire Kicker keyword dùng để chỉ những lượt tìm kiếm không thể ngay lập tức tạo ra chuyển đổi. Thông thường, Tire Kicker keyword thường chứa những từ như free, torrent, download, for free…

Phân tích từ khóa thông qua việc phân nhóm từ khóa cụ thể
Xác định từ khóa thông qua việc phân nhóm từ khóa cụ thể

3 cách nghiên cứu từ khóa thường sử dụng nhất

Kiểm tra độ khó của từ khóa

Làm thế nào để tôi biết keyword đó quá khó để lên được top? Đây là một câu hỏi khá hay. Bởi vì nếu bạn chọn 1 từ quá cạnh tranh, thì khả năng cao là bạn khó mà lên nổi top 10 chứ đừng nói là 1-3. Nhưng nếu bạn chọn một keyword vừa phải, không quá cạnh tranh thì vào top 1-3 sẽ dễ hơn. Ngay bây giờ chúng ta cũng tìm hiểu về Keyword difficulty. Từ khóa dài sẽ ít cạnh tranh hơn. Nếu bạn đang có 1 website mới. Hoặc nếu bạn tậm trung 100% vào từ khóa không quá cạnh tranh. Thì chắc chắn bạn sẽ cần phải tập trung vào từ khóa dài. Giờ tôi sẽ giải thích tại sao. Hầu hết chúng ta sẽ chia từ khó thành 3 dạng: Ngắn, Trung Bình, Dài

Kiểm tra hệ thống từ khóa mà bạn đã sắp xếp

Tận dụng Google Analytics và Search Console để nghiên cứu từ khóa trong SEO. Đó là cách đơn giản và hiệu quả đã và đang được rất nhiều người sử dụng. Thông qua công cụ Search Console. Bạn có thể biết được vị trí trung bình của mỗi từ khóa được xếp hạng. Và tầm ảnh hưởng của những lần nhấp xem mang lại. Tuy nhiên, hạn chế của công cụ này là không thể hiện được lượng tìm kiếm mỗi tháng. Và bạn chỉ có thể xem được trong khoảng 1000 từ khóa. Trong trường hợp cần dữ liệu của nhiều từ khóa hơn thế. Bạn nên sử dụng “Organic Keyword” trong tính năng Site Explorer của Ahrefs.

Kiểm tra hệ thống từ khóa mà bạn đã sắp xếp
Kiểm tra chất lượng từ khóa thông qua các công cụ

Nghiên cứu hệ thống thị trường ngách có tiềm năng

Nghiên cứu thị trường ngách hiệu quả sẽ là nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu từ khóa. Thông qua cách này, bạn có thể tìm ra được những từ khóa tốt mà có thể chưa có ai trên thị trường ngách của bạn tìm hiểu. Việc bạn cần là:

  • Đặt mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng để biết được họ là ai, điều gì có thể ảnh hưởng đến họ.
  • Trò chuyện cùng khách hàng để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ mà họ sử dụng.
  • Hãy là thành viên năng nổ trong mạng xã hội và cộng đồng trong thị trường ngách.

Ví dụ cụ thể: Bạn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết kế website. Và điều bạn cần lúc này là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau. Làm thế nào để Google xác nhận website có chất lượng tốt? Lý giải tại sao website không được xuất hiện trên Google? Có cách nào để thu mua website cũ?

Từ 2 cách thực hiện đơn giản trên, bạn đã có thể lên được hệ thống từ khóa chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao. Thực tế, đã có rất nhiều người áp dụng thành công từ những cách làm này. Dựa vào đó, website của họ cũng trở nên “khỏe” hơn và đem về nguồn khách hàng đáng kể cho doanh nghiệp sở hữu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)