Những thuật ngữ trong công cụ Google Adsense

Google Adsense là một trong các dịch vụ quảng cáo trực tuyến được phát triển bởi “ông lớn công nghệ” Google, đây được xem là một mạng lưới gắn kết giữa những người muốn đăng quảng cáo với người cho đặt quảng cáo. Google Adsense cũng là công cụ kiếm tiền trực tuyến hiệu quả cao đối với những người cho đặt quảng cáo.

Khi sử dụng công cụ Google Adsense, có rất nhiều thuật ngữ mà bạn cần phải nắm rõ để quá trình sử dụng công cụ này được diễn ra thuận lợi hơn. Bài viết chia sẽ sau đây sẽ cung cấp khái niệm của các thuật ngữ trong công cụ Google Adsense mà bạn có thể sẽ tham gia để kiếm tiền trực tuyến trong tương lai, hãy theo dõi nhé!

Những thuật ngữ có trong công cụ Google Adsense

Kiếm tiền với Google Adsense
Google Adsense – công cụ kiếm tiền trực tuyến hiệu quả

CPC – Giá mỗi lần click chuột vào quảng cáo

Giá mỗi lần click chuột vào quảng cáo (Cost Per Click – CPC) là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng click chuột vào quảng cáo Adsense của bạn. CPC cho bất kỳ quảng cáo nào đều do nhà quảng cáo xác định. Một số nhà quảng cáo có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần click chuột so với các nhà quảng cáo khác, tùy vào thứ mà họ đang quảng cáo.

CPM – Giá cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo

CPM là chữ viết tắt của “cost per 1000 impressions” (giá cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo). Các nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.

CTR – Số lần click chuột vào quảng cáo

Tỷ lệ click (CTR) là số lần click chuột vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị, số lần xem trang hoặc số truy vấn mà bạn nhận được.

CTR = Số lượt click chuột / số lần hiển thị, xem hoặc truy vấn

Ví dụ: nếu bạn nhận được 8 click chuột trong số 1000 lần xem trang (pageviews) thì CTR của bạn sẽ là 0,8%.

Các thuật ngữ liên quan đến CTR:

CTR của quảng cáo – Số lần click vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị quảng cáo riêng lẻ

  • Đối với quảng cáo tiêu chuẩn, tỷ lệ nhấp (CTR) của quảng cáo của bạn là số lần click vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị quảng cáo riêng lẻ.
  • CTR của quảng cáo = Số lần click / Số lần hiển thị quảng cáo
  • Ví dụ: nếu bạn nhận được 5 lần click trong số 1000 lần hiển thị quảng cáo; CTR của quảng cáo sẽ là 0,5%.

Đối với các đơn vị liên kết, số lần click vào quảng cáo được chia cho số lần hiển thị đối với trang quảng cáo xuất hiện khi đơn vị liên kết được click vào.

Thuật ngữ CTR
CTR – Số lần click chuột vào quảng cáo

CTR của trang – Số lần click vào quảng cáo chia cho số lần xem trang

  • Tỉ lệ click của trang (CTR) là số lần click vào quảng cáo chia cho số lần xem trang.
  • CTR của trang = Số lần click / Số lần xem trang
  • Ví dụ: nếu bạn nhận được 2 lần click cho 250 lần xem trang; CTR của đơn vị quảng cáo sẽ là 0.8%.

CTR truy vấn – Số lần click chuột vào quảng cáo chia cho số lần truy vấn được báo cáo

  • Tỷ lệ click (CTR) truy vấn là số lần click chuột vào quảng cáo chia cho số lần truy vấn được báo cáo.
  • CTR truy vấn = Số click chuột / Truy vấn
  • Ví dụ: nếu bạn nhận được 7 click chuột trong số 1000 truy vấn; CTR truy vấn của bạn sẽ là 0.7%.

CTR yêu cầu quảng cáo – Số click chuột quảng cáo chia cho số yêu cầu quảng cáo

  • Tỷ lệ click chuột yêu cầu quảng cáo (CTR) là số click chuột quảng cáo chia cho số yêu cầu quảng cáo.
  • CTR yêu cầu quảng cáo = Số click chuột / Yêu cầu quảng cáo
  • Ví dụ: nếu bạn nhận được 7 click chuột trong số 1000 yêu cầu quảng cáo; CTR yêu cầu quảng cáo của bạn sẽ là 0,7%.

CTR được kết hợp – Số click chuột quảng cáo chia cho yêu cầu được kết hợp

  • Tỷ lệ click chuột (CTR) yêu cầu được kết hợp là tỷ lệ phần trăm các yêu cầu được kết hợp dẫn đến một click chuột.
  • CTR được kết hợp = Số click chuột / Yêu cầu được kết hợp

RPM – Thu nhập ước tính tích lũy được cho mỗi 1000 lần hiển thị

Doanh thu mỗi nghìn lần hiển thị (RPM) thể hiện thu nhập ước tính bạn sẽ tích lũy được cho mỗi 1000 lần hiển thị. RPM không thể hiện số tiền thực tế mà bạn kiếm được; thay vào đó, RPM được tính bằng cách chia thu nhập ước tính của bạn cho số lần xem trang, số lần hiển thị hoặc số truy vấn bạn nhận được, sau đó nhân với 1000.

RPM = (Thu nhập ước tính / Số lần xem trang) x 1000

RPM là con số thường được sử dụng trong các chương trình quảng cáo; và bạn có thể thấy hữu ích khi so sánh doanh thu giữa các kênh khác nhau.

Thuật ngữ Google Adsense
Các thuật ngữ trong công cụ Google Adsense

Các thuật ngữ liên quan đến RPM:

RPM của trang – Doanh thu của trang

  • Doanh thu của trang mỗi 1000 lần hiển thị (RPM); được tính bằng cách chia thu nhập ước tính của bạn cho số lần xem trang mà bạn nhận được, sau đó nhân với 1000.
  • RPM của trang = (Thu nhập ước tính / Số lần xem trang) x 1000
  • Ví dụ: nếu bạn kiếm được khoảng $0,15 từ 25 lần xem trang; khi đó RPM của trang sẽ là $6.

RPM được kết hợp – Doanh thu từ yêu cầu được kết hợp

  • Doanh thu từ yêu cầu được kết hợp trên mỗi 1000 lần hiển thị (RPM) là thu nhập trung bình trên 1000 yêu cầu được kết hợp.
  • RPM được kết hợp = (Thu nhập ước tính / Yêu cầu được kết hợp) x 1000

RPM truy vấn – Doanh thu truy vấn

  • Doanh thu truy vấn mỗi 1000 lần hiển thị (RPM); được tính bằng cách chia thu nhập ước tính của bạn cho số lần truy vấn được báo cáo, sau đó nhân với 1000.
  • RPM truy vấn= (Thu nhập ước tính / Số lần truy vấn) x 1000
  • Ví dụ: nếu bạn kiếm được khoảng $60 từ 15.000 truy vấn; khi đó RPM truy vấn của bạn sẽ là $4.

RPM yêu cầu quảng cáo – Doanh thu từ yêu cầu quảng cáo

  • Doanh thu từ yêu cầu quảng cáo mỗi 1000 lần hiển thị (RPM); được tính bằng cách chia thu nhập ước tính của bạn cho số yêu cầu quảng cáo bạn thực hiện, sau đó nhân với 1000.
  • RPM yêu cầu quảng cáo = (Thu nhập ước tính / Số yêu cầu quảng cáo) x 1000
  • Ví dụ: nếu bạn kiếm được khoảng $60 từ 15.000 yêu cầu quảng cáo; RPM yêu cầu quảng cáo của bạn sẽ là $4.

Việc nắm vững các thuật ngữ trong Google Adsense sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của GA.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)