Đâu là cơ hội và thách thức gặp phải khi khởi nghiệp nông sản?

Nhiều bạn trẻ ngày nay không ngần ngại chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhu cầu về các thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng ngày một tăng cao. Chính vì vậy mà khởi nghiệp nông nghiệp vẫn vô cùng tiềm năng cho những ai đang nuôi ý định kinh doanh này. Khởi nghiệp nông sản ngoài những cơ hội vàng có được; cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn cần vượt qua. Bài viết này chuyên mục Kiến thức kinh doanh của chúng tôi sẽ đề cập đến các cơ hội và những thách thức ấy và mong bài viết này sẽ trở nên hữu ích cho các start-up trẻ.

Một hành trình cần sự kiên trì trong dài hạn

Một hành trình cần sự kiên trì trong dài hạn
Khởi nghiệp ở trong lĩnh vực nông nghiệp sạch là một cuộc hành trình gian nan

Khác với nhiều mô hình khởi nghiệp trong các ngành nghề khác hiện nay như: khởi nghiệp đầu tư công nghiệp chế biến, khởi nghiệp về du lịch…, ý tưởng khởi nghiệp ở trong lĩnh vực nông nghiệp sạch là một cuộc hành trình gian nan. Đòi hỏi mỗi startup nông nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng nhiều nguồn lực để theo đuổi nó.

Trong số đó, nguồn lực về tài chính và con người là hai nhân tố quan trọng nhất. Tuy cũng có thể khởi nghiệp vốn ít ban đầu. Nhưng để có thể xây dựng một mô hình hoàn thiện và có khả năng thu lợi nhuận cao; thì startup cần phải đầu tư liên tục trong khoảng thời gian tương đối dài (từ 3 đến 5 năm). Nếu có ý tưởng nhưng thiếu sức bền thì khả năng doanh nghiệp khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch của bạn phá sản sẽ rất cao.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra cơ hội và thị trường lớn cho nền nông nghiệp Việt. Nhiều startup trẻ đã mạnh dạn rời phố phường thành thị trở về quê hương khởi nghiệp nông nghiệp, đi lên từ nghề nông trong cuộc cách mạng số hoá. Vậy đâu là cơ hội và thách thức cho các startup trẻ?

Các cơ hội “vàng” cho khởi nghiệp nông sản

Nông nghiệp Việt là “mảnh đất màu mỡ” cho các startup bước vào khai thác. Nhất là mảng nông nghiệp ứng dụng công nghệ số. Hiện đây đang là thị trường mở và đầy hấp dẫn cho cả startup trong và ngoài nước.

Mặt khác, xu hướng hiện nay người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm nông nghiệp sạch hữu cơ. Và tẩy chay các nguồn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc. Điều này đã tạo ra nhu cầu và lượng khách hàng lớn cho các startup nông nghiệp.

Các cơ hội "vàng" cho khởi nghiệp nông sản
Hiện nay người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm nông nghiệp sạch hữu cơ

Tiếp nữa, Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập mở cửa; lại là đất nước có thế mạnh về nông nghiệp lẫn lao động dồi dào. Nên nhận được nguồn vốn đầu tư đa dạng từ nước ngoài cho lĩnh vực nông nghiệp. Đây chính là cơ hội để các startup kêu gọi vốn cho dự án của mình.

Ngoài ra với tiềm năng phát triển như hiện nay, không khó để các startup tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới. Thực tế trong những năm gần đây, thanh long và hạt điều của chúng ta đã đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và quy trình của nước bạn; xuất khẩu thành công đem về lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Những thách thức mà khởi nghiệp nông sản phải đối mặt

Bên cạnh những cơ hội, các startup nông nghiệp cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi phải kiên trì và nỗ lực thật nhiều nếu muốn đi tới thành công.

  • Thách thức đầu tiên nằm ở hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu hạ tầng kết nối và thông tin. Còn nhiều lỗ hổng trong pháp lý gây rào cản trong quá trình phát triển.
  • Thứ hai, thiếu các chương trình định hướng, chia sẻ, hướng dẫn phát triển kinh tế tại nông thôn.
  • Thứ ba, do hầu hết startup nông nghiệp là những người trẻ. Nên các nhà đầu tư cũng chưa mạnh dạn tin tưởng đội ngũ này để rót vốn. Do vậy hầu hết nguồn vốn ban đầu đều do bản thân các startup xoay sở.
  • Thứ tư, chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến khởi nghiệp nông nghiệp làm nền tảng lý thuyết cho các startup ứng dụng.

Dự báo trong vòng 3 – 5 năm tới, khởi nghiệp nông nghiệp chắc chắn sẽ trở thành sân chơi sôi động. Và đem đến nhiều thành công cho các startup trẻ. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội và thách thức, trong quá trình thực hiện dự án, các startup cũng cần lưu ý đến các thủ tục pháp lý thiết yếu liên quan đến lĩnh vực mình chuẩn bị kinh doanh. Nhất là các thủ tục trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường như đăng ký giấy phép kinh doanh, phiếu công bố hợp quy, đăng ký lưu hành sản phẩm, đăng ký kiểu dáng công nghệ, đăng ký mã vạch,…

Cuối cùng chúc các bạn thành công trên hành trình khởi nghiệp của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)