Con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình; vì vậy mà nhu cầu các thực phẩm chức năng ngày càng tăng. Mọi người săn lùng các sản phẩm này cho sức khỏe bản thân mình; cũng như làm quà tặng cho người thân trong gia đình. Kinh doanh các loại thực phẩm chức năng là một loại hình kinh doanh đầy tiềm năng cho những ai đang có ý định khởi nghiệp. Loại hình kinh doanh này ngoài các yêu cầu về giấy đăng phép kinh doanh như bao ngành khác, chúng còn có các yêu cầu đặc biệt.
Bạn đang có ý định kinh doanh mặt hàng thực phẩm chức năng nhưng chưa biết phải làm gì và các thủ tục pháp lý ra sao? Hãy đọc bài viết sau cùng chúng tôi để tìm kiếm câu trả lời nhé!
Mục Lục
Các giấy phép cần có khi kinh doanh thực phẩm chức năng
Hiện nay theo quy định điều kiện không thể thiếu trước khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng là đăng ký giấy phép kinh doanh, xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và xin cấp số công bố sản phẩm.
Việc đầu tiên sau khi bạn có ý mở cửa hàng kinh doanh là đăng ký hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tại Việt Nam hiện nay có các loại hình kinh doanh mà bạn có thể đăng ký như:
- Công ty cổ phần
- Công ty tư nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Hộ kinh doanh cá thể (loại hình phù hợp với việc mở cửa hàng kinh doanh)
Quy trình tiến hành đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy đăng ký hộ kinh doanh. Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu (tất cả đều còn hiệu lực) của cá nhân lập hộ kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy đăng ký sản xuất kinh doanh tại cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp huyện – nơi đặt cửa hàng.
Bước 3: Chờ đợi hồ sơ được thụ lý và nhận kết quả đăng ký kinh doanh theo thời gian hẹn. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể được trả bằng bản cứng tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ sẽ được cơ quan chức năng thông báo và cho thời gian sửa đổi, bổ sung. Theo đúng thời gian hẹn trên giấy; cá nhân đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để nhận kết quả.
Cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Sau khi đăng ký kinh doanh, việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm là xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị cho thủ tục này gồm:
- Bản đăng ký chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu).
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận tham gia tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở kinh doanh.
- Giấy khám sức khoẻ của chủ cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ sức khỏe để kinh doanh.
Đăng kí công bố chất lượng thực phẩm chức năng
Bước cuối cùng trước khi đưa sản phẩm thực phẩm chức năng bạn kinh doanh ra thị trường đó là đăng ký công bố sản phẩm (công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, quy định về quản lý thực phẩm chức năng). Hồ sơ gồm có:
- Giấy đăng ký kinh doanh.
- Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000 / HACCP /hoặc tương đương nếu cần.
Các yêu cầu trong quảng cáo sản phẩm
Việc quảng cáo tại cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng cũng chịu sự quản lý nghiêm ngặt của pháp luật. Cụ thể, đối với việc dán poster quảng cáo tại cơ sở: Cơ sở kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin phép thẩm định các nội dung trên poster quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định.
Việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2013/TT-BYT; Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.